Mô hình bếp ăn tập thể suất ăn công nghiệp
Bếp ăn tập thểlà nơi chế biến thực phẩm có quy mô lớn nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu ăn uống của nhiều người trong cùng một thời điểm. Một số bếp ăn tập thể phải kể đến như nhà hàng, quán ăn, bếp ăn công ty, xí nghiệp, trường học,… có số lượng người đông. Để phục vụ bữa ăn tốt nhất cho cả tập thể thì việc xây dựng mô hình bếp ăn tập thể đảm bảo an toàn thực phẩm, tiện lợi và tiết kiệm chi phí thực sự cần thiết. Vậy xây dựng mô hình bếp ăn tập thể chuẩn bao gồm những gì? Cùng Himalaya tham khảo bài viết dưới đây.
Xây dựng mô hình bếp ăn tập thể
Một mô hình bếp ăn tập thể đảm bảo an toàn thực phẩm thường sẽ được phân thành các khu chính như sau: Khu thực phẩm, khu sơ chế, kho chứa thực phẩm, khu nấu nướng, khu ra thực đã chế biến, khu phục vụ khách, khu dọn rửa… Mỗi khu chịu trách nhiệm thực hiện một nhiệm vụ khác nhau nhằm đảm bảo quy trình khép kín hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho mọi người.
Xây dựng mô hình bếp ăn tập thể đảm bảo an toàn thực phẩm
Dưới đây là chi tiết từng khu vực của mô hình bếp ăn tập thể
Khu nhập hàng: Là nơi nhận nguồn nguyên liệu, thực phẩm tươi chưa qua chế biến từ nhà cung cấp. Thực phẩm sẽ được phân loại và đóng gói tại đây để chuyển đi các khu vực tiếp theo.
Khu sơ chế:Là nơi tiếp nhận thực phẩm từ khu nhập hàng. Thực phẩm qua khu này được tiến hành làm sạch, sơ chế thực phẩm phù hợp đối với từng loại thực phẩm.
Những vật dụng cần có trong khu sơ chế thức ăn bao gồm: giá đựng thực phẩm, Các loại chậu rửa/ đựng, dao, thớt và các thiết bị chuyên dụng như: máy xay thịt, máy xay sinh tố, máy cắt rau củ quả, máy cưa xương,…
Kho chứa thực phẩm:Kho thường được chia làm 2 loại là kho khô và kho lạnh:Kho chứa có nhiệm vụ bảo quản thực phẩm đã được làm sạch và sơ chế, bảo quản đảm bảo cho đến khi sử dụng không bị biến đổi về chất lượng thực phẩm.
+ Kho chứa thường được trang bị các thiết bị hiện đại dùng để bảo quản thực phẩm như: xe đẩy chuyên dụng để vận chuyển thực phẩm, các loại giá để đồ thực phẩm khô, tủ đông, tủ mát công nghiệp…
+ Khu nấu nướng:Đây là nơi cực kỳ quan trọng và quyết định đến 60% chất lượng mỗi bữa ăn. Là nơi mà người đầu bếp tiến hành chế biến thức ăn.
- + Khu nấu nướng phải được trang bị các loại bếp nấu phù hợp với nhu cầu chế biến của từng loại thực phẩm. Bếp nấu và các thiết bị được thiết kế, đặt ở vị trí sao cho khoa học
- + Khu nấu phải được trang bị hệ thống bếp nấu, hệ thống bàn để gia vị… ngoài ra hệ thống hút khói cũng rất cần thiết.
- + Các thiết bị thường thấy trong khu nấu nướng như: Tủ hấp cơm, bếp hầm (đơn, đôi), bếp âu (4, 6 họng), bếp xào (đôi, ba), bếp từ công nghiệp công suất lớn, bếp chiên nhúng, bếp rán phẳng (hoặc phẳng + rãnh), bếp nướng; Các loại lò nướng như: Lò nướng nhiều tầng (1, 2, 3 tầng), lò hấp nướng đa năng; Và các loại bàn inox để gia vị chế biến, bàn inox để món ăn đã qua sơ chế.
Khu ra thức ăn:Sau khi thức ăn đã được chế biến xong thì được chuyển đến khu thức ăn. Khu ra thức ăn được phân chia thành từng ô riêng biệt để người dùng dễ dàng lựa chọn. Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống các thiết bị giữ nhiệt cho món ăn.
Khu phục vụ thức ăn: Điểm kết cuối cùng của những món ăn ngon đến với người thưởng thức là khu phục vụ thực đơn. Khu vực phục vụ cần có hệ thống bàn ăn được bố trí rộng rãi, thoáng mát để thực khách thưởng thức bữa ăn ngon miệng nhất.
Khu dọn rửa, vệ sinh: Khu dọn rửa sẽ là nơi nhân viên thu gom đồ ăn thừa và rửa sạch toàn bộ dụng cụ trong nhà bếp để phục vụ các lần nấu nướng tiếp theo.
- + Các vật dụng cần có tại khu dọn rửa bao gồm: xe thu gom thức ăn, chậu rửa, kệ inox để đựng bát đĩa và dụng cụ nấu nướng sau khi đã rửa.
- + Với những cơ sở có điều kiện tài chính có thể trang bị máy rửa chén, tủ sấy bát công nghiệp để tiết kiệm chi phí thuê nhân công rửa.
Triển khai mô hình bếp ăn tập thể
Với mô hình xây dựng như trên, chúng ta cầntriển khai mô hình bếp ăn tập thể như thế nào?
Bước 1: Xác định nhu cầu sử dụng
Bạn cần xác định nhu cầu sử dụng của mình là gì, quy mô suất ăn dự kiến là bao nhiêu từ đó xác định được quy mô của bếp để triển khai xây dựng.
Bước 2: Khảo sát thực tế: cần đo đạc, chia tỷ lệ, tính toán hợp ý.
Bước 3: Tư vấn và thiết kế: Cần thuê đội tư vấn và thiết kế để đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.
Bước 4: Lập dự toán: lựa chọn sao cho phù hợp nhất với nhu cầu tài chính của bạn.
Bước 5: Bản vẽ M&E điện nước: đây là căn cứ để xác định khu bếp của bạn sẽ như thế nào sau khi thi công
Bước 6: Thi công và nghiệm thu
Quý khách hàng có nhu cầu xây dựng mô hình bếp ăn tập thể xin vui lòng liên hệ Hotline: 0912 546 936. Các nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của Inox Himalaya sẽ giúp quý khách lựa chọn được thiết bị phù hợp nhất với khu bếp của mình.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN INOX HIMALAYA
VPGD: Số 21, ngõ 123 đường Phương Canh, Phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Nhà máy: Số 23, ngõ 123 đường Phương Canh, Phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Tell: 02462961144
Hotline: 0912546936
Website: https://inoxhimalaya.com.vn & http://bepcongnghiephimalaya.vn/
Bản đồ chỉ đường: https://maps.app.goo.gl/KoSc3kvZJUrocNMn9
1 bình luận về “Mô hình bếp ăn tập thể suất ăn công nghiệp”